Ngày và khung giờ đẹp cúng ông công ông táo để may mắn cả năm 2023

Tóm tắt nội dung

Theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam, lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp là lễ quan trọng đối với mỗi gia đình. Vì thế ngày, giờ, cách cúng ông Công ông Táo như thế nào luôn được mọi người quan tâm và chú trọng.

1. Cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt

Ngày và khung giờ đẹp cúng ông công ông táo để may mắn cả năm
Ngày và khung giờ đẹp cúng ông công ông táo để may mắn cả năm

Cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc.

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

2. Ngày và khung giờ đẹp cúng ông công ông táo

Theo các chuyên gia phong thủy, ngày cúng ông Công ông Táo 2023 đẹp nhất rơi vào ngày 20 và 23 tháng Chạp.

Cụ thể:

– Ngày 20 tháng Chạp (11/01/2023 Dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

– Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 Dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.

Cúng ông Công ông Táo 2023 giờ nào đẹp nhất?

Theo các chuyên gia phong thủy, giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023:

– Ngày 20 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt trong ngày 20 tháng Chạp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân. Nếu gia chủ tiến hành làm lễ cúng Táo quân vào khung giờ này sẽ hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành.

– Ngày 23 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn (7-9h) là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Theo chuyên gia phong thủy, người dân không nên cúng ông Công ông Táo muộn hơn 12h trưa vì theo quan niệm giờ Ngọ là giờ ông Công ông Táo sẽ bay về trời. Và tuyệt đối không được cúng sau ngày 23 tháng Chạp.

“Theo quan niệm, mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu.

Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng muộn”, chuyên gia phong thủy Nguyễn Thắng cho biết.

3. Gợi ý mâm cúng 23 tháng Chạp

3.1. Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

  • Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
  • Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
  • Tiền vàng.
  • 1 chiếc áo.
  • 1 đôi hia bằng giấy.

Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

Ngày và khung giờ đẹp cúng ông công ông táo để may mắn cả năm

  • Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng
  • Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng
  • Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh
  • Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ
  • Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen

Năm 2023 thuộc hành kim, do đó bạn nên chọn đồ cúng màu vàng sẽ phù hợp và mang lại nhiều may mắn hơn.

Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

3.2 Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân.

Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 3 chén rượu
  • Thịt heo luộc
  • Gà luộc hoặc quay
  • Đĩa rau xào
  • Hành muối
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Canh mọc
  • Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 lọ hoa đào nhỏ

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.

Gợi ý mâm cúng chay chay ông Công ông Táo

  • Gà chay xào sả ớt đậm đà, màu sắc lại đẹp mắt.
  • Canh thập cẩm nhiều màu sắc lại thanh tao và tốt cho sức khỏe.
  • Mướp xào giá đỗ chay vừa đơn giản lại ngon và bổ dưỡng.
  • Xôi gấc chay thơm ngon, màu sắc bắt mắt
  • Nem rán chay giòn rụm
  • Chè chay bột lọc với vị gừng ấm, ngọt nhẹ, ăn hoài không ngán.

Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bí kíp mua bộ bàn ăn mặt đá cao cấp với mức Giá Siêu Hời vào dịp Tết 2023

1
    1
    Giỏ hàng
    Bộ bàn ăn 4 ghế Desire
    1 X 19,400,000  = 19,400,000