Tóm tắt nội dung
Sau những ngày trời nồm khó chịu là tiếp tục chuỗi những ngày chúng ta phát hiện đồ đạc trong nhà nổi nấm mốc.Trong trường hợp này, các bạn nên có kế hoạch xử lý ngay nấm mốc để chúng không lan rộng hơn. Nấm mốc để lâu cũng sẽ làm hỏng đồ gỗ và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong bài viết dưới đây, Luxfuni.com xin chia sẻ một số cách để khắc phục nội thất gỗ bị nấm mốc.
1: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Trước khi để nấm mốc xấm chiếm chúng ta nên áp dụng các biện pháp chống ẩm mốc trước khi chúng xuất hiện
Dùng than củi hoặc bã cà phê
Với những đồ gỗ nội thất lớn như: tủ bếp, tủ tường, tủ quần áo, bàn ăn… có các ngăn kéo thì bạn cho bã cà phê hoặc than củi vào bên trong. Đây là 2 nguyên liệu chính giúp bạn ngăn ngừa chống mốc xâm phạm hiệu quả cho đồ gỗ nhà bạn.
Lấy những viên than củi, phủi sạch bụi bẩn hoặc bã cafe sau khi sử dụng phơi khô rồi cho vào túi vải sạch buộc kín miệng. Đặt các túi vải trong góc các góc tủ, nhất là những góc tiếp giáp với tường nhà. Đối với những không gian rộng như tủ quần áo, bạn có thể đặt 2-3 túi rải rác. Kiểm tra và thay các túi hút ẩm định kì. Bổ sung và thay mới túi hút ẩm trong khoảng thời gian ẩm ướt trong năm.
Lá trà
Đặt lá trà vào trong một túi vải xô hoặc dùng báo gói lại, đặt tản ra các góc của tủ đựng tài liệu, như vậy không chỉ có thể hút ẩm, khử mùi mà còn không có tác dụng phụ.
Báo
Có thể phủ một lớp báo dưới đáy tủ, thậm chí dán báo ở mặt trong của tủ cũng được. Bởi vì báo không chỉ có thể hút ẩm, chống mốc mà còn mùi của mực còn có thể xua đuổi côn trùng.
Dùng hóa chất diệt khuẩn
Các loại vị khuẩn, vi trùng trú ngụ bên trong đồ gỗ nội cũng là nguyên nhân gây ra mùi mốc khó chịu. Vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và các mùi mốc, hôi chắc chắn sẽ không còn.
Nên đặt đồ gỗ ở những vị trí thoáng, không bị ẩm. Khi sử dụng các loại thuốc diệt vi khuẩn nên áp dụng cho tất cả các vị trí để đảm bảo toàn bộ bề mặt của sản phẩm đã được làm sạch.
Chú ý: Đối với đồ gỗ sơn phủ PU hoặc đồ gỗ đánh Vecni thì việc dùng hóa chất để vệ sinh phải hết sức cẩn thận. Bạn nên lựa chọn các loại chất tẩy rửa lành tính tránh làm bay màu hoặc bong tróc lớp sơn phủ bên ngoài đồ gỗ.
Tránh kê đồ gỗ nơi có độ ẩm cao
Cách chống đồ gỗ bị mốc đơn giản đó là bạn không nên kê đồ gỗ ở những vị trí hay có độ ẩm cao như gần bể nước, sát cửa sổ có thể bị hắt mưa, góc khuất thiếu ánh sáng. Đặc biệt khi trời nồm, độ ẩm không khí cao thì nên đóng cửa để hơi ẩm không vào nhà tiếp xúc trực tiếp với đồ gỗ.
Nếu như những món nội thất bằng gỗ ở trong một môi trường ẩm thấp thì chắc hẳn chúng sẽ bị vi khuẩn tấn công và bốc mùi do hấp thụ mùi của nhiều thứ xung quanh. Tốt nhất hãy chuyển chúng sang những vị trí
Phơi đồ gỗ dưới nắng nhẹ
Bạn nên thường xuyên cho chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý tới nhiệt độ của ánh nắng mặt trời. Nên tránh phơi dưới nắng nóng để đảm bảo cho đồ gỗ không bị nứt hoặc cong vênh.thoáng mát, độ ẩm vừa phải để hạn chế mùi hôi.
2: Xử lý nấm mốc trên nội thất gỗ
Khi nội thất gỗ nhà bạn đã xuất hiện, bạn hãy áp dụng quy trình dưới đây để phục hồi lại bề mặt gồ.
Chuẩn bị
Đeo găng tay cao su, kính bảo hộ và mặt nạ khí
Các bào tử mốc có thể rất độc hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi chúng xâm nhập vào phổi. Để ngăn chặn nguy cơ này, bạn cần đeo mặt nạ, găng tay cao su và kính bảo hộ không có lỗ thông khí mỗi khi làm sạch mốc.
- Do ảnh hưởng độc hại của các bào tử nếu chúng xâm nhập vào phổi, bạn cần dùng loại mặt nạ N95 khi làm sạch mốc. Bạn có thể mua được loại mặt nạ này tại hầu hết các cửa hàng dụng cụ.
- Nếu bị dị ứng hoặc mẫn cảm với mốc, bạn hãy che càng kín da càng tốt. Trường hợp này bạn nên mặc áo dài tay và bộ áo liền quần.
Đề phòng bào tử mốc phát tán bằng cách làm vệ sinh đồ gỗ ở ngoài trời
Nếu không thể đem ra đồ ra ngoài, bạn có thể làm sạch mốc trong nhà, nhưng nên mở các cửa sổ trước khi bắt đầu công việc này. Trong quá trình làm vệ sinh, có thể bạn vô tình làm cho các bào tử lây lan. Để ngăn ngừa mốc lây sang các món đồ khác hoặc các khu vực khác trong nhà, bạn hãy làm vệ sinh ở ngoài trời.
- Nhiều chất tẩy rửa, chẳng hạn như thuốc tẩy, có thể sinh ra khí độc. Ít nhất thì bạn cũng nên làm vệ sinh ở nơi thông gió.
Hút bụi khu vực nhiễm mốc
Máy hút bụi có đầu ống hút và màng lọc HEPA sẽ giúp bạn hút hết các bào tử rơi ra cùng với bụi đất. Bạn hãy chầm chậm quét máy hút bụi nhiều lần trên khu vực nhiễm mốc.
- Khi đổ túi rác hoặc hộp đựng rác trong máy hút bụi, bạn cần thực hiện ngoài trời và bỏ rác vào túi ni lông. Buộc chặt túi và vứt đi.
Xử lý trường hợp nhiễm mốc nhẹ
Xử lý mốc bằng cách phơi nắng
Mốc và mùi mốc nhẹ thường có thể được loại bỏ bằng cách đem phơi món đồ gỗ ngoài trời dưới ánh nắng. Đem món đồ ra ngoài vào sáng sớm, sau khi sương đêm đã tan hết (nếu có). Đem đồ gỗ vào nhà khi mặt trời lặn. Lặp lại thêm một hoặc hai ngày nữa nếu cần.
- Ngay cả khi xử lý mốc nhẹ, bạn cũng cần phải đeo găng tay, mặt nạ khí và kính bảo hộ. Dù có số lượng ít, mốc vẫn sản sinh ra các bào tử độc hại.
- Mốc sinh trưởng trong môi trường ẩm ướt. Nếu không khí trong nhà bạn có độ ẩm cao, bạn hãy đem món đồ cần làm sạch mốc vào một phòng nhỏ và bật máy hút ẩm để tạo hiệu ứng tương tự như phơi nắng.
- Để tăng hiệu quả của ánh nắng mặt trời, bạn có thể hòa nước và giấm trắng với tỷ lệ bằng nhau và phun nhẹ lên món đồ vào buổi sáng khi đem ra ngoài trời.
Phun rượu vodka lên món đồ bị nhiễm mốc nhẹ
Đồ đạc nhiễm mốc nhẹ có thể được xử lý bằng cách xịt rượu vodka loại rẻ tiền. Rót rượu vodka vào bình xịt và phun sương lên toàn bộ món đồ. Phơi khô trực tiếp dưới nắng để có kết quả tốt nhất.
- Gỗ đã được sơn thường không bị mốc xâm nhập vào dưới bề mặt. Trong trường hợp này, những chất tẩy nhẹ sẽ có tác dụng.
Cọ rửa bề mặt nhiễm mốc nặng hơn bằng xà phòng và bàn chải mềm
- Dùng giẻ ẩm lau bề mặt món đồ khi cọ rửa xong. Nếu không còn mốc, bạn hãy lau thêm một lần nữa bằng giẻ khô. Nếu mốc vẫn còn, bạn cần lặp lại quá trình này một lần nữa.
- Trước khi thực hiện việc này, bạn nên thử cọ trước lên khu vực không nhìn thấy của món đồ. Một số loại bàn chải có thể làm hỏng lớp hoàn thiện trên bề mặt gỗ.
Dùng giấm không pha loãng nếu xà phòng rửa bát không có hiệu quả
Giấm trắng không pha loãng là chất tiêu diệt nấm rất tốt. Nếu xà phòng rửa bát không đủ mạnh để tiêu diệt mốc, bạn hãy rót giấm trắng vào bình xịt và xịt lên toàn bộ món đồ. Chờ khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó dùng vải ẩm lau bề mặt gỗ.
- Xịt giấm thêm lần nữa nếu cần thiết. Lau kỹ món đồ bằng giẻ khô khi đã sạch mốc.
Xử lý trường hợp mốc nặng
Pha dung dịch thuốc tẩy để xử lý đám mốc cứng đầu. Pha một chất làm sạch gia dụng như xà phòng rửa bát, thuốc tẩy và nước. Dùng 60 ml xà phòng rửa bát, 600 ml thuốc tẩy và 1,2 lít nước. Khuấy cho các thành phần trong dung dịch tan đều.
- Bạn sẽ chỉ loại bỏ được phần mốc trên bề mặt đồ gỗ nếu chỉ dùng riêng thuốc tẩy. Đám mốc bám rễ sâu vào gỗ cần phải xử lý bằng cách thêm vào một chất có hoạt tính bề mặt, chẳng hạn như xà phòng.
- Thuốc tẩy có thể làm phai màu hoặc tẩy trắng màu một số vải nhuộm như quần áo hoặc thảm. Cẩn thận khi làm việc với thuốc tẩy và cân nhắc mặc áo choàng hay mặc quần áo mà bạn không tiếc khi phải vứt đi.
Cọ rửa đồ gỗ bằng dung dịch thuốc tẩy. Nhúng bàn chải cứng hoặc mút cọ rửa vào dung dịch thuốc tẩy. Dùng lực ấn vừa phải và động tác xoay tròn khi cọ. Sau khi cọ rửa kỹ khu vực nhiễm mốc, bạn hãy phơi khô món đồ. Lặp lại lần nữa nếu cần thiết.
- Để có kết quả tốt nhất, bạn nên chuyển món đồ ra ngoài trời, cọ rửa bằng dung dịch thuốc tẩy như được mô tả, sau đó phơi khô ngoài nắng.
- Việc dùng bàn chải cứng cọ rửa đồ gỗ có thể làm hỏng mất lớp hoàn thiện trên bề mặt gỗ. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải sơn lại.
- Nếu dung dịch thuốc tẩy không thể loại bỏ mốc hoàn toàn, có lẽ là mốc đã bén rễ sâu vào gỗ nên không thể chỉ dùng chất tẩy rửa để loại bỏ mốc.
Dùng giấy nhám bào để loại bỏ đám mốc không xử lý được bằng thuốc tẩy. Sử dụng loại giấy nhám mịn (120 đến 220 grit) để chà nhẹ lên các khu vực nhiễm mốc.Chà giấy nhám lên bề mặt gỗ khi gỗ còn ẩm để ngăn ngừa các bào tử mốc bay ra. Rửa vùng đã chà nhám bằng dung dịch thuốc tẩy và phơi khô món đồ.
- Ngay cả khi đã chà nhẹ nhất, bề mặt gỗ cũng có thể bị hỏng lớp hoàn thiện và cần phải làm lại sau khi đã làm sạch mốc.
3: Mẹo giúp nhà bạn luôn khô ráo để chống ẩm cho đồ gỗ
Ngoài ra để chống ẩm mốc cho đồ gỗ thì bạn cần phải giữ đồ gỗ nội thất nhà bạn luôn được khô ráo, và sạch sẽ. Dưới đây là những mẹo để chống ẩm mốc cho đồ gỗ nhà bạn.
- Thắp nến: Nếu như không khí trong phòng khá ẩm ướt, bạn nên thắp một hai ngọn nến. Tốt nhất chọn những cây nến thơm có mùi dễ chịu. Như vậy không chỉ khiến phòng làm việc thêm khô ráo mà còn ngập tràn mùi hương. Tinh thần con người cũng thêm thoải mái, công việc cũng hiệu quả hơn.
- Bật điều hòa: Các máy điều hòa đều có chức năng hút ẩm, trong những ngày ẩm ướt, bạn có thể bật điều hòa chế độ hút ẩm 2-3 lần, mỗi lần 1 tiếng để không khí trong nhà khô ráo.
- Sử dụng sơn chống ẩm mốc cho tường phòng: Loại sơn này hiện nay khá phổ biến trên thị trường. Có thể chống mầm mống vi khuẩn và đối phó với việc vi khuẩn sinh sôi một cách hiệu quả, giảm hiện tượng ẩm ướt cho căn phòng.