Lễ nhập trạch nhất định phải chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị trong lễ nhập trạch

Tóm tắt nội dung

Khi chuẩn bị chuyển đến một địa điểm mới, có rất nhiều nghi lễ quan trọng. Chúng mang lại sự an tâm cho người ở hay người dùng. Một trong số đó, nghi lễ không thể bỏ qua chính là lễ nhập trạch. Tuy nhiên, nghi lễ này khá phức tạp. Nó khiến nhiều người băn khoăn không biết phải chuẩn bị những gì và chuẩn bị từ đâu. Để giải đáp tất cả những thắc mắc nay, chúng tôi xin được chia sẻ bài viết những thứ cần chuẩn bị trong lễ về nhà hay văn phòng mới dưới đây.

1. Lễ nhập trạch là gì? Nó liệu có quan trọng?

1.1. Giải thích về lễ nhập trạch

Theo quan niệm của người Việt, lễ nhập trạch là nghi thức được các gia đình hoặc gia chủ chuẩn bị khi chuyển về nhà hay văn phòng mới. Nguồn gốc của “nhập trạch” xuất phát từ văn hóa Đông Á. Có thể hiểu đơn giản “nhập” là vào, trạch là nhà. Từ đó, ta có thể hiểu đây là lễ dọn vào nhà mới. Nghi lễ này áp dụng cho cả nhà mới xây hay mới mua.

Bên cạnh những nghi lễ như động thổ hay cất nóc, lễ nhập trạch cũng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ nó sẽ như hành động đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà tọa lạc.

1.2. Tầm quan trọng của nghi lễ

Ông bà xưa có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều có vị thần thổ công, thổ địa cai quản riêng. Cũng như nói ở trên, lễ nhập trạch sẽ được coi như việc làm báo cáo, xin phép các vị thần linh chấp thuận “nhập trạch”. Với nghi lễ này, bạn sẽ có thể rước hương linh gia tiền về thờ phụng, phù hộ cuộc sống gia đình tại nơi ở mới được hòa thuận, công việc suôn sẻ.

Nghi lễ được lưu truyền bao đời nay được nhiều người coi là sự đánh dấu cho những khởi đầu mới. Chính thế, nếu chuẩn bị chu đáo, có lòng thành, mọi việc sẽ suôn sẻ, niềm vui trọn vẹn.

2. Những đồ cần chuẩn bị trước lễ nhập trạch

Nghi lễ về nhà mới quan trọng là cái tâm của gia chủ. Vì thế, quan trọng là bạn cần sự thành tâm. Tuy nhiên, có những thứ nhất định phải chuẩn bị những thứ sau.

2.1. Với căn nhà

Trước khi bắt đầu làm lễ nhập trạch, trước hết căn nhà của bạn cần được hoàn thiện. Bạn không cần phải sắm đầy đủ trước khi làm lễ. Tuy nhiên, bạn hãy ưu tiên hoàn thiện trước căn bếp. Về ban thờ, hãy chuẩn bị các đồ bày trí như bát hương, đồ cúng.

2.2. Chọn giờ làm nghi lễ

Từ xưa đến nay, các cụ ta rất coi trọng thời khắc. Theo quan niệm, những việc quan trọng nên diễn ra cào đúng giờ phù hợp. Như thế, những việc tiếp sau đó mới có diễn ra suôn sẻ. Tương tự nhưng vậy, lễ nhập trạch cũng cần chọn đúng giờ làm lễ.

Thông thường, trong 1 tháng sẽ có các ngày Tam nương, Thọ tử, Dương công kỵ nhật. Đây là những ngày bạn cần tuyệt đối tránh. Cụ thể, đó là những ngày: mùng 3, mùng 7, 13,18, 22, 27, 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.

Để chọn giờ nhập trạch tốt nhất, bạn có thể chọn ngày theo tuổi. Bạn có thể xem ngày căn cứ theo tuổi hay mệnh của chủ nhà. Bạn cũng có thể chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà,… Tất cả những thứ trên hãy đến hỏi các thầy cúng, bạn sẽ biết ngày nào tốt, ngày nào xấu.

2.3. Đồ cúng cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch

Đồ cúng trong lễ nhập trạch
Một số đồ cúng trong lễ về nhà mới.

Lễ vật cần chuẩn bị gồm có 3 phần gồm hoa quả, mâm thức ăn và vàng mã. Cúng quan trọng là tấm lòng, vì thế hãy tùy theo điều kiện tài chính à chuẩn bị mâm cúng cầu kỳ hay tinh giản.

Mâm hoa quả trong lễ về nhà mới

Về mâm hoa quả, hãy chuẩn bị mâm cũ quả với 5 màu sắc khác nhau. Thông thường, người ta sẽ chọn măng cụt xoài, đu đủ, mãng cầu và dừa. Những loại quả này sẽ có sự đẹp mắt, tươi ngon. Về phần hoa, bạn có thể lựa chọn hoa hồng, hoa cúc hay hoa layon,… Ngoài ra, trên mâm hoa quả hãy chuẩn bị thêm cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã và một hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.

Mâm thức ăn trong lễ nhập trạch

Mâm thức ăn tùy thói quen và sở thích gia đình mà bạn có thể chọn mâm mặn hay chay. Trong trường hợp cỗ mặn, bạn có thể chọn bộ tam sên. Chúng bao gồm thịt luộc (hoặc tôm luộc hay trứng luộc), gà luộc, lợn quay, xôi và một vài món khác.

Trong trường hợp gia đình bạn chọn cỗ chay thì có thể chuẩn bị các món xào, đậu hũ, xôi chè hay bánh kẹo,… Đây là trên tinh thần giản lược.

Tuy nhiên, về cơ bản, mâm cúng xưa cần mâm cúng giữa nhà, mâm cúng thần tài và mâm cúng Táo quân.  Mâm cúng giữa nhà gồm trái cây, hoa, nhang, đèn cầy hoặc nến, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc. Ngoài ra còn có trầu cau, tiền vàng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, heo sữa nhỏ quay.

Mâm cúng thần tài có trái cây, hoa cúc kim cương, nhang , tiền vàng , rượu, thịt heo quay và bánh bao.

Mâm cúng Táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang, đèn cầy hoặc nến, gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, tiền vàng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng.

Vàng mã

Phần vàng mã, bạn có thể ra cửa hàng, tiệm bán đồ tâm linh. Cửa hàng sẽ có bộ vàng mã đầy đủ cho ngày này. Đặc biệt, chi phí của nó cũng tương đối phải chăng.

2.4. Văn khấn trong lễ về nhà mới – nhập trạch

văn khấn thần linh lễ nhập trạch
Văn khấn thần linh khi về nhà mới.
Văn khấn an trạch trong lễ về nhà mới
Văn khấn an trạch.
Văn khấn cáo yết gia tiên trong lễ về nhà mới.
Văn khấn cáo yết gia tiên.

Văn khấn được xem là thứ quan trọng nhất trong buổi nhập trạch. Thông thường, bạn sẽ mời thầy về và khấn 2 bài là khấn thần linh và khấn gia tiên.

Tuy nhiên, bài văn khấn có mẫu riêng bạn cũng có thể tự làm. Hãy lưu ý rằng khi làm lễ, nên đọc văn khấn thần linh trước. Sau đó mới đọc văn khấn gia tiên. Thái độ đọc của bạn cũng nên có sự thành tâm, mạch lạc và rõ ràng.

2.5. Một số đồ vật khác

Phần này sẽ phụ thuộc nhiều vào gia chủ. Tuy nhiên, theo nghi lễ và quan niệm xưa, các thành viên khi vào nhà không nên đi tay không. Bạn có thể chuẩn bị những đồ vật tương trưng cho sự may mắn như chổi mới, bếp gas, gạo mối, vàng, tiền bạc,… Bên cạnh đó, có thể chuẩn bị thêm bếp than để ở giữa cửa chính hay mảnh chiếu đáng sử dụng.

3. Quy trình khi làm lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch có thể áp dụng cho cả nhà mới, văn phòng mới. Tuy nhiên, với mỗi lễ nhập trạch lại có những quy trình khác nhau.

Nghi lễ trong lễ về nhà mới
Những nghi lễ trong lễ về nhà mới.

3.1. Lễ nhập trạch về nhà mới

Để thủ tục làm lễ nhập trạch vào nhà mới thuận lợi nhất, bạn hãy làm theo những bước như sau.

Trước hết, khi bước vào nhà mới, bạn hãy mang theo cho mình một chiếc nệm hoặc bếp lò, lễ vật hay một cái chổi mới. Điều này theo quan niệm se mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình. Đó là đối với gia chủ, còn đối với các thành viên khác thì có thể mang tiền theo để cầu phát tài, phát lộc.

Đến giai đoạn lễ, gia chủ hay người trụ cột cần tự tay mang bát hương và nhà bếp và thắp nhang. Hành động này có ý nghĩa như lời báo cáo xin nhập trạch với thổ địa và công thần. Tiếp theo, gia chủ sẽ tiếp tục lễ cúng bằng bài cúng về nhà mới xin rước vong linh gia tiên về nhà mình thời phụng. Bước tiếp theo, khi gia chủ khấn bái thần linh thì cần tiến hành khai bếp. Hãy đun nước sôi từ 5 – 10 phút trước đó sau đó mới tắt lửa và pha trà, dâng lên thần linh và gia tiên.

Sau khi đã khấn báo xong, gia chủ cần làm lễ cáo yết gia tiên. Sau đó, gia chủ mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà. Khi tất cả đã hoàn tất, để gia trang yên thế, hãy tổ chức lễ bái tại Phật và các thành thánh, tổ tiên.

3.2. Lễ nhập trạch về văn phòng mới

Hơi khác một chút so với việc cúng nhập trạch về nhà mới, lễ cúng nhập trạch về văn phòng mới bạn có thể áp dụng từng bước sau.

Khi đã chuẩn bị xong xuôi các đồ vật trên, lãnh đạo công ty sẽ là người đứng trước mâm lễ vật. Sau đó, hãy tự tay thắp nhang. Điều này sẽ tượng trưng cho việc váo cáo xin nhập trạch với thổ địa, công thần. Tiếp theo, bài văn khấn lễ nhập trạch văn phòng được đọc lên để báo cáo về sự thay đổi, cầu ong sự chứng giám. Đồng thời cũng mong các vị thần phù hộ cho hoạt động kinh doanh thuật lợi. Đến khi nhang gần tàn, lãnh đạo hãy tiến hành nấu nước, pha trà đang lên mâm cúng thần linh.

Sau khi công đoạn khấn xong xuôi, hương nhang tàn, bạn hãy đi hóa vàng và kết thúc buổi nhập trạch. Lúc này, hãy tiến hành dọn dẹp đồ đạc vào trong và sắp xếp lại theo ý định của mình.

4. Một số lưu ý trong lễ nhập trạch

Lưu ý trong lễ về nhà mới
Bạn cần cẩn thận trong nghi lễ quan trọng này.

Lễ nhập trạch là nghi lễ quan trọng. Vì thế, bạn cần hết sức cẩn thận. Hãy lưu ý một số điều sau. Đầu tiên, tuyệt đối không kê dọn đồ đạc trong nhà trước khi làm lễ nhập trạch, cúng Thổ công, Gia tiên. Vào đúng ngày chuyển nhà, bạn và gia đình không được ngủ trưa tại đây. Bởi điều này tượng trưng cho sự lười biếng. Trong ngày nhập trạch, bạn không được cãi cọ, to tiếng.

Nếu bạn chỉ nhập trạch lấy ngày, hàng ngày, bạn hãy thắp nhang và trông nom để tạo sinh khí. Ngoài ra, nếu bạn chuyển nhà vào chung cư, hãy đặc iệt lưu ý việc đốt than, vàng mã. Những nơi này phải hết sức tuân thủ an toàn phòng chống cháy nổ.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về nghi lễ vào nhà mới – nhập trạch. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin về đời sống văn hóa hơn nữa.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống