Tìm hiểu về các sản phẩm nội thất phủ gỗ Veneer

tim-hieu-ve-cac-san-pham-noi-that-phu-go-veneer-3

Tóm tắt nội dung

Hiện nay, chúng ta thấy có rất nhiều các sản phẩm nội thất mặt phủ Veneer. Đối với nhiều người, đây vẫn là một sản phẩm còn khá lạ lẫm .Các sản phẩm này có vẻ ngoài đẹp tương tự như các sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên nhưng giá thành lại rẻ hơn. Trong bài viết này, Luxfuni sẽ giúp các bạn tìm hiểu về Gỗ Venner, chúng có ưu nhược điểm gì? Phần cuối Luxfuni sẽ giới thiệu đến các bạn một số sản phẩm bàn ăn gỗ Veneer có tại Luxfuni.com

Gỗ Veneer là gì?

Đầu tiên chúng ta nên biết thuật ngữ veneer (tiếng Việt là: Ván lạng) là thuật ngữ chỉ tấm gỗ gồm 2 lớp chính. Lớp bên ngoài cùng là lớp gỗ được xẻ (nhiều nơi dùng thuật ngữ: lạng) rất mỏng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm (chưa đến 1mm nữa), độ rộng mặt thì tuỳ theo đường kính cây gỗ được xẻ. Trung bình có mặt rộng từ 200 – 500mm.

Bản chất gỗ Veneer là gỗ tự nhiên được bóc mỏng từ các cây gỗ tự nhiên thành những lát dầy từ 0,3mm đến 0,6mm. Độ rộng tuỳ theo loại gỗ và cũng tùy thuộc vào từng loại máy bóc như bóc thẳng, bóc ly tâm… trung bình rộng 200 – 500mm, dài khoảng 2400mm. Một cây gỗ tự nhiên nếu bóc mỏng ra sẽ được rất nhiều gỗ veneer và làm được rất nhiều đồ gỗ nội thất. Đây là lý do chính veneer có thể thay thế gỗ tự nhiên khi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt.

Về bản chất gỗ veneer vẫn là gỗ tự nhiên nhưng được con người khéo léo khai thác và sử dụng cho lớp phủ hoàn thiện bên ngoài của sản phẩm nên bề mặt có vân gỗ, mầu sắc không khác gì gỗ tự nhiên.
Sau khi được xẻ mỏng như tờ giấy, miếng gỗ này tạm gọi là veneer được dán vào các mặt ván gỗ công nghiệp như dán lên ván MDF, dán lên ván MFC, dán lên ván gỗ ghép cao su, ghỗ ghép tạp, gỗ dăm… Chúng ta nôm na hiểu là miếng dấy gián tường là miếng veneer và dán lên tường gạch, tường gỗ,… Tựu chung lại là 1 sản phẩm gỗ veneer hoàn chỉnh.
Sau khi dán miếng veneer lên nền ván rồi, tiến hành nối từng đoạn không dính liền giữa tấm veneer lại với nhau, vì nền ván thông thường lấy quy cách chuẩn là 1200x2400mm, trong khi đó miếng veneer được xẻ ra chỉ có độ rộng theo đường kính của cây gỗ, vì vậy để đạt độ rộng 1200mm chẳng hạn ta phải nối ít nhất 3 miếng veneer có chiều rộng 400mm mới đủ. Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. Cuối cùng dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.

Gỗ Veneer có ưu điểm gì?

Có thể nói gỗ veneer là sự kết hợp hoàn hảo giữa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp vì thế nó vừa mang ưu điểm và khắc phục nhược điểm của 2 loại gỗ này.

  • Gỗ veneer có giá thành rất hợp lý.  Một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ veneer có thể sản xuất ra rất nhiều bàn ghế.
  • Gỗ veneer có kiểu dáng, hoa văn đẹp không khác gì gỗ tự nhiên. Gỗ veneer được tạo ra là nhằm mục đích lấy các vân gỗ đẹp trên gỗ tự nhiên để dán vào tấm ván công nghiệp nhìn cho thật hơn và đẹp hơn. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, chúng ta có thể bị nhầm lẫn giữa gỗ dán Veneer với gỗ công nghiệp, nhất là khi kỹ thuật dán gỗ veneer vào nền ván khác đạt ở trình độ cao.
  • Gỗ veneer không bị cong vênh, mối mọt như gỗ tự nhiên và có bề mặt sáng (do được chọn gỗ), có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger (tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ.
  • Sử dụng các sản phẩm phủ Veneer góp phần bảo vệ rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.

tim-hieu-ve-cac-san-pham-noi-that-phu-go-veneer-2Một số các mẫu hình ảnh gỗ veneer có trên thị trường hiện nay

Nhược điểm của gỗ veneer

Tuy vậy gỗ veneer vẫn có nhược điểm do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, chính vì vậy khi sử dụng các sản phẩm nội thất từ gỗ veneer chúng ta cần cẩn thận đặt các sản phẩm tại khu vực khô ráo, cần cẩn thận trong khâu vệ sinh để tránh ngấm nước gây ảnh hưởng đến cốt gỗ công nghiệp bên trong.

Ở các nước phát triển, người ta đang dần thay thế gỗ veneer cho gỗ tự nhiên trong sản xuất các thiết kế nội thất do họ ý thức được rừng ngày cạn kiệt, họ thấy rằng gỗ veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà lại cứu được môi trường sống của họ, cứu được sạt lở đất và sự nóng lên của trái đất nên họ chuyển sang dùng nhiều, vậy tại sao chúng ta lại không làm theo họ, chúng ta đừng nên hủy hoại chính môi trường sống của chúng ta. Nắm bắt được thị hiếu vô cùng lớn của thị trường trong thế kỷ 21.

Các sản phẩm bàn ăn phủ gỗ Veneer

1: Bàn ăn Vivi cao cấp HA-1329-1

Đây là một sản phẩm cao cấp đang được bày bán tại Luxfuni với thiết kế vô cùng sang trọng và đẳng cấp.

  • Mặt bàn gỗ công nghiệp phủ Veneer óc chó có khả năng chống va đập và vẻ ngoài sang trọng không kém gì các sản phẩm từ gỗ tự nhiên.
  • Chân bàn thiết kế cách điệu từ thép crom không gỉ.
  • Link chi tiết sản phẩm: Bàn ăn gỗ cao cấp HA-1329-1

tim-hieu-ve-cac-san-pham-noi-that-phu-go-veneer-3

tim-hieu-ve-cac-san-pham-noi-that-phu-go-veneer-4
Mặt bàn phủ Veneer óc chó sang trọng như gỗ tự nhiên
2: Bộ nội thất Phòng ngủ Veneer Óc Chó PA125-180 cao cấp

Link sản phẩm: https://luxfuni.com/san-pham/phong-ngu-veneer-oc-cho-pa125-180-cao-cap/

 

video giới thiệu về bộ nội thất cao cấp phòng ngủ Veneer óc chó

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trống